0961182933

Tự tay thiết kế bể cá cảnh nước ngọt

Khi bạn đã chọn được bể cá, loài cá muốn nuôi, cây thủy sinh và các thiết bị phụ trợ, bạn cần phải sắp xếp chúng để có được một bể cá cảnh đẹp. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn tạo nên một bể cá cảnh đẹp.

Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm thiết kế trong vấn đề này, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ những người thành thạo hoặc những người đã gắn bó lâu năm với thú chơi cá cảnh – bể cảnh.

Đầu tiên là vị trí đặt bể: Bể cá cảnh đặt ở vị trí thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả thẩm mĩ, giao tiếp và thư giãn, thuận tiện trong chăm sóc, quản lí. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh.

Cần súc rửa bể mới mua trước khi thả cá nuôi. Tuy nhiên bạn đừng bao giờ dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Thay vào đó bạn có thể dùng nước muối ấm để rửa. Sau khi chùi rửa xong, nên dán một tấm giấy nền phía sau bể cá để tạo phông cho một bức tranh sắp được vẽ vào. Một tấm giấy nền tốt giúp tạo nên một nền tảng cơ sở để sáng tạo trong thiết kế bể.

Tự tay thiết kế bể cá cảnh nước ngọt

Tiếp theo là bạn tạo nền đáy cho bể: sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá của bạn. Bạn cũng có thể dùng cát để làm nền nhưng sỏi vẫn tốt hơn vì các hạt cát nhỏ thường nằm sát nhau và bịt kín dòng nước đi qua máy lọc. Với vật liệu làm nền nào cũng vậy, cần rửa sạch trước khi cho chúng vào trong bể. Nên cho sỏi vào vào nước sôi diệt những vi khuẩn có hại, kí sinh trùng và tảo. Bạn có thể sử dụng sỏi ở bể cá đang nuôi khác vì chúng đã có những tập đoàn vi khuẩn hidrat hóa có lợi. Một nền sỏi tốt sẽ giúp các cây thủy sinh trong bể dễ bám chặt vào và cấu trúc đá trang trí cũng trở nên vững chắc. Nền sỏi lí tưởng dày từ 2.5 đến 7.5cm tùy vào việc bạn sử dụng bộ lọc ngầm dưới nền sỏi hay không. Nền sỏi phía sau nên cao gấp 2 lần ở phía trước để mọi thứ trong bể cá của bạn đều hướng gần đến mặt trước của bể. trước khi cho đá và lũa trang trí vào, bạn cần tiên lượng đặt vị trí đặt các viên đá sao cho chắc chắn để không bị đổ ngã làm tổn thương những sinh vật sống trong bể. những viên đá nặng nên đặt ở đáy bể.

Xem thêm: Báo giá cắt kính bể cá cập nhật 04/2024

Đá và lũa trang trí tạo nên một khung cảnh giống như môi trường tự nhiên tốt cho cá. Nên nhớ rằng không phải tất cả các loại đá đều tốt cho cá nước ngọt. Những viên đá có những đường vân kim loại thường không thích hợp bởi chúng tác động đến thành phần hóa học của nước và gây nguy hiểm đến sức khỏe các loài cá trong bể. trước khi cho đá vào bể nên ngâm chúng một tuần trong một xô nước để loại bỏ những acid có hại và lọc bỏ các chất dơ bẩn trong đá. Bạn có thê thiết kế thêm các hang, hốc để bể cá cảnh trở nên thu hút hơn và tạo nơi ẩn nấp cho các loài cá nhút nhát. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng việc này quá và tránh trang trí nhiều trên đá và lũa.

tự làm bể cá cảnh nước ngọt

Trồng cây thủy sinh là cách trang trí bể cá của bạn tuyệt vời nhất. không những vậy chúng còn làm ổn định chất lượng nước, chu trình nito theo hướng có lợi và duy trì hệ sinh thái trong bể. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa. Thuận lợi của việc sử dụng cây thủy sinh bằng nhựa là trông cũng khá giống với cây thủy sinh thật, không bị chết, không phát triển quá mức trong bể. không bị cá hoặc ốc ăn và tồn tại mãi mãi. Nhưng cây thủy sinh thật vẫn tốt và đẹp hơn. Bạn nhớ cung cấp một lượng phân bón ban đầu cho cây thủy sinh, làm theo những chỉ dẫn trên bao bì phân bón của nhà sản xuất. Các cây thủy sinh lớn nhanh và cao nên trồng phía sau bể, những cây lớn chậm nên trồng mặt trước bể. Trồng cây thủy sinh chắc chắn và bám chắc vào nền sỏi đáy. Những cây thủy sinh có thể che khuất ống sưởi hoặc bộ lọc rất tốt.