0961182933

Kính cường lực làm bằng chất liệu gì?

Kính cường lực làm bằng chất liệu gì?

Kính cường lực ngày càng được sử dụng rộng rãi. Kính không chỉ được sử dụng trong những ứng dụng xây dựng ngoài ra còn được làm trang trí vật dụng nội ngoại thất tô điểm cho ngôi nhà như bàn kính, kệ kính… Vậy bạn có biết kính cường lực làm bằng chất liệu gì không? Kính cường lực có giá bao nhiêu tiền 1m2? Luôn được người tiêu dùng quan tâm. Giá kính phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ dày, màu sắc, mục đích sử dụng… Hãy cùng xưởng kính siêu trong tìm hiểu ngay nhé.

Tham khảo: Báo giá kính cường lực

Kính cường lực làm bằng chất liệu gì?
Kính cường lực làm bằng chất liệu gì?

Quá trình nấu thủy tinh

Các loại thủy tinh thông thường được làm ra từ 3 nguyên liệu chính. Đầu tiên là cát, chủ yếu chứa silicon dioxide (SiO2). Đó cũng là nguyên liệu mà hãng Corning dùng cho quá trình sản xuất kính Gorilla Glass. Hai loại nguyên liệu còn lại là đá vôi và natri cacbonat (Na2CO3).

Quá trình nấu thủy tinh
Quá trình nấu thủy tinh

Corning sẽ đưa silicon dioxide vào trộn với các hóa chất khác trước khi nung chảy hỗn hợp đó thành thủy tinh. Thành phẩm thu được là aluminosilicate – nghĩa là thủy tinh có chứa nhôm, silic và oxy. Ngoài ra hỗn hợp này còn chứa ion natri, một thành phần quan trọng trong công đoạn sản xuất tiếp theo.

Đọc thêm: Báo giá kính siêu trong

Tiếp theo là đổ thủy tinh nóng chảy vào một máng hình chữ V cho tới khi nó tràn ra ngoài. Sau đó, những cánh tay robot tự động sẽ rút các tấm kính ra từ mép của máng. Theo cách này, mỗi tấm kính sẽ chỉ dày khoảng nửa milimet.

Quá trình trao đổi ion

Nếu chỉ nhìn vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bạn sẽ thấy Natri đứng ngay trên Kali trong nhóm IA, nhóm những kim loại phản ứng rất mạnh với các chất hóa học. Natri đứng ở hàng cao hơn Kali trong bảng tuần hoàn, nghĩa là một nguyên tử Natri nhỏ hơn một nguyên tử Kali. Bạn có thể cho rằng kích thước nguyên tử không quan trọng, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nếu có thể thay thế những ion natri trong kính aluminosilicate bằng ion kali, tấm kính sẽ được nén lại.

Quá trình trao đổi ion
Quá trình trao đổi ion

Hãy tưởng tượng chúng ta có một tấm lưới. Mỗi một mắt lưới sẽ được gắn một quả bóng golf. Khi đó tấm lưới vẫn còn khá linh hoạt. Giờ hãy tưởng tượng chúng ta thay toàn bộ số bóng golf đó bằng bóng tennis. Bạn sẽ thấy tấm lưới giờ đã chắc chắn hơn rất nhiều. Đó là những gì xảy ra với tấm kính trong quá trình trao đổi ion.

Vậy thì quá trình đó diễn ra như thế nào? Để thay thế Natri bằng Kali, đầu tiên ta phải bẻ gãy các liên kết của Natri với tấm kính. Đó là lý do tại sao bồn chứa Kali phải cực nóng, Corning cho biết nhiệt độ của bồn phải đạt tới 400oC. Ở nhiệt độ này, các liên kết giữa Natri với kính aluminosilicate sẽ bị bẻ gãy hoàn toàn. Nhưng vì Kali có khối lượng nguyên tử nặng hơn Natri, do đó nó vẫn có thể duy trì liên kết ion với tấm kính ở nhiệt độ cao.

Quá trình từ kính thường thành kính cường lực

Theo Scientific American, quy trình diễn ra như sau: Đầu tiên là cắt kính, những tấm kính phải được cắt và gia công thành hình chính xác trước khi nung bởi độ chịu lực có thể bị giảm hoặc sản phẩm sẽ bị hỏng nếu như sau khi nung tấm kính lại tiếp tục bị mài hay khắc. Sau đó, tấm kính phải được kiểm tra xem có dấu hiệu nào có thể làm vỡ kính trong khi nung hay không.

Tiếp theo, tấm kính bắt đầu đi vào quá trình nung trong lò với nhiệt độ lên tới hơn 600 độ C, trong công nghiệp, nhiệt độ tiêu chuẩn là 620 độ C. Sau khi nung, tấm kính sẽ tiếp tục với công đoạn làm mát với thiết bị có công suất lớn. Công đoạn này chỉ diễn ra trong vòng vài giây, một luồng khí lạnh áp suất lớn sẽ được thổi từ một chiếc vòi ra toàn bộ bề mặt kính.

Sản phẩm bán chạy

Bề mặt kính sẽ được làm mát nhanh hơn phần bên trong. Đến khi phần bên trong được làm mát xong, nó sẽ kéo chắc phần bề mặt kính lại, như vậy, phần bên trong vẫn được ép căng còn bề mặt bên ngoài sẽ được nén lại tạo khả năng chịu lực cho kính.

Tấm kính thông thường chỉ được ép căng dễ vỡ gấp 5 lần so với kính được nén lại. Kính thông thường có thể chịu được tối đa 6000 psi (áp lực trên một inch vuông). Còn kính cường lực với bề mặt có độ nén hơn 10000 psi có thể chịu được gần 24000 psi.

Ngoài ra còn có thể nung bằng chất hóa học để sản xuất ra kính cường lực, ở đây các chất hóa học sẽ trao đổi ion trên bề mặt kính để tạo lực nén. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều chi phí hơn so với nung bằng lo và làm mát nên không được sử dụng rộng rãi.

Như vậy với bài viết kính cường lực làm bằng chất liệu gì? đã được xưởng kính siêu trong chia sẻ khá chi tiết và cụ thể. Nếu qúy khách cần báo giá kính cường lực hay giải đáp các thắc mắc về các loại kính cường lực là gì  thì liên hệ với chúng tôi Hotline – Zalo: 096.96.133.92